Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Điều trị viêm hang vị sung huyết

Nguyễn Vĩnh Tiến(Cao Bằng)

Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý (ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn chua cay, béo hoặc ăn thiếu dinh dưỡng...), uống nhiều bia rượu, do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid, do yếu tố thần kinh căng thẳng, do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Nếu đã biết mình mắc bệnh, bác cần xét nghiệm xem có nhiễm HP không? Nếu có, cần phải điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các thuốc băng niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, an thần.

Việc điều trị bệnh viêm dạ dày thường mất nhiều thời gian nên có tác động rất lớn tới tâm lý người bệnh. Nếu người bệnh càng lo lắng thì bệnh càng lâu khỏi, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nặng hơn. Do vậy, ngoài việc đi khám bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị, chế độ ăn uống, bác cần có một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp, không ăn đồ cay, nóng, cai rượu, thuốc lá...

BS. Nguyễn Thị Phương Anh

Medlatec miễn phí hơn 6 triệu đồng chi phí điều trị tiểu đường cho mỗi người bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh ĐTĐ type 2 - Kiểm soát chặt chẽ để ngăn biến chứng

Đau tim - biến chứng của bệnh ĐTĐ type 2.

Lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể lực, chế độ ăn ít rau xanh, ít khoáng chất, … là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ĐTĐ type 2 đang có nguy cơ gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Đây là bệnh lý mạn tính có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ, xơ vỡ động mạch hay bệnh huyết áp cao.

Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện sớm, dùng thuốc kịp thời và kiểm soát đường huyết tốt sẽ ngăn chặn được những biến chứng nặng nề của bệnh. Do vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để kiểm soát và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh ĐTĐ type 2 thường có các triệu chứng thầm lặng, vì vậy nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên, nhanh đói, giảm trọng lượng cơ thể, mệt mỏi, mờ mắt, chậm lành vết loét,… thì nên đi khám giúp tầm soát cũng như quản lý bệnh được tốt nhất.

Cơ hội điều trị ĐTĐ type 2 với 0 đồng

Trăn trở cùng người bệnh và ngành y tế về việc tìm ra hướng điều trị mới của bệnh ĐTĐ, tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tâm huyết nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhãn mở, ngẫu nhiên, nhóm đối chứng song song, đánh giá an toàn và hiệu quả của thuốc DIDALA đơn trị trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 so sánh với Metformin”.

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được phê duyệt bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Bệnh viện Đa khoa Medlatec và Ban Đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Bộ Y tế.

Cao khô lá dâu – thành phần chính của thuốc DIDALA. Ảnh: Minh họa

Thay vì phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác trong điều trị đái tháo đường type 2 như trước đây, thuốc DIDALA có nguồn gốc thảo dược, được sản xuất từ cao khô lá dâu và được điều trị đơn liệu. Thuốc đã được Cục quản lý Dược Việt Nam cho phép lưu hành, được sử dụng với chỉ định điều trị đái tháo đường type 2 mới được chẩn đoán.

ThS. BS Hoàng Thị Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Tham gia vào nghiên cứu đề tài trên, khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Theo đó, để người bệnh có đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec có tổ chức KHÁM SÀNG LỌC MIỄN PHÍ đối với người bệnh có kết quả đường huyết từ 8 - 13 mmol/l, nhằm chẩn đoán xác định ĐTĐ qua khám lâm sàng, xét nghiệm lại đường huyết lúc đói, HbA1c và insulin (người bệnh dưới 45 tuổi).

Như vậy, với những trường hợp đủ điều kiện tham gia nghiên cứu đề tài khoa học này, người bệnh sẽ được Bệnh viện khám và điều trị trong vòng 6 tháng với tổng chi phí cho cả quá trình lên tới 6 triệu đồng, trong đó chưa kể chi phí thuốc điều trị đái tháo đường theo phác đồ điều trị miễn phí.

Về quyền lợi của người bệnh: Tất cả trường hợp tham gia nghiên cứu trong quá trình khám, điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường khám lâm sàng, xét nghiệm (chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, nước tiểu), siêu âm (siêu âm tim, ổ bụng), điện tim, chụp X-quang tim phổi và soi đáy mắt nhằm phát hiện biến chứng đái tháo đường. Đồng thời, người bệnh được theo dõi và tái khám định kỳ sau mỗi 4 tuần.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại cho mỗi lần tái khám tại viện, trong đó để tiết kiệm thời gian cho người bệnh, bệnh viện có tổ chức đến khám và lấy mẫu tại nhà. Với những trường hợp người bệnh không đủ điều kiện tiếp tục tham gia vào nghiên cứu sẽ KHÔNG phải trả bất cứ một khoản chi phí nào khác.

TS. Nguyễn Văn Tiến - chuyên gia Nội tiết khám và tư vấn tại Medlatec.

Trước thế mạnh hội tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng việc trang bị đồng bộ hệ thống, thiết bị của các chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã trở thành địa chỉ uy tín khám và điều trị các chuyên khoa. Trong đó, chuyên khoa Nội tiết, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS. TS. Phạm Thiện Ngọc - Nguyên trưởng Khoa Hoá sinh, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Hoá sinh Y học Việt Nam; Chuyên gia Nội tiết TS. Nguyễn Văn Tiến- Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương; Bác sĩ BS Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên khoa Nội tiết,…cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý ĐTĐ.

Với quyết tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học vào khám chữa bệnh, cùng sự tích cực đồng hành của người bệnh tham gia vào nghiên cứu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec mong muốn đề tài triển khai thành công sẽ giúp người dân được thụ hưởng phác đồ điều trị mới - thuốc DIDALA đơn trị trên bệnh nhân ĐTĐ type 2của đề tài mang lại.

Minh Phong

Ung thư gan trị thế nào?

Mặc dù hiện đã có vắc-xin phòng viêm gan vi- rút nhưng do hiểu biết của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi còn nhiều hạn chế nên người dân thường không khám sức khỏe định kỳ, không tiêm phòng vắc-xin đầy đủ…

Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan. Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: Ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và thứ 8 ở nữ giới.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phát hiện sớm

Hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan b, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, lối sống. Xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.

Ung thư gan trị thế nào?

Ung thư gan giai đoạn sớm ít có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như: Chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải (HSP); trướng bụng; vàng da, củng mạc mắt… Trong giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng trên rõ ràng, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh: Sụt cân; buồn nôn, nôn; mệt mỏi; chán ăn; trướng bụng; đau, nặng tức vùng HSP; ngứa; vàng da, củng mạc mắt; đi ngoài phân trắng/bạc màu. Vì vậy nếu có một trong các triệu chứng trên người bệnh cần đi kiểm tra và tầm soát bệnh ngay.

Chẩn đoán phát hiện bệnh

Cách tốt nhất để phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ có siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,…). Khi nghi ngờ có ung thư gan, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm, thăm dò sau để chẩn đoán:

Xét nghiệm máu: Alpha – fetoprotein (AFP) có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường. Khi AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan. Tuy nhiên, AFP có thể tăng trong xơ gan và viêm gan mạn. Ngoài AFP, xét nghiệm khác cũng có thể được dùng để phát hiện ung thư gan là DCP (Des – gamma – carboxyprothrombin) hay còn gọi là PIVKA – II cũng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) có dùng thuốc đối quang từ có thể được chỉ định để đánh giá động học của u gan. Các phương pháp này cho phép đánh giá tương đối chính xác tính chất của u gan cũng như số lượng, vị trí, liên quan của u gan với các thành phần quan trọng khác trong gan (mạch máu, đường mật). Ngoài ra, còn giúp đánh giá tình trạng di căn tại gan, ngoài gan của ung thư gan. Tuy nhiên với các tổn thương kích thước nhỏ (dưới 1cm) thường khó đánh giá tính chất.

Sinh thiết gan: Không cần thiết trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi các dấu ấn miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh là rõ ràng cho việc chẩn đoán ung thư gan. Do đó sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng có những rủi ro nhất định: Nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1 – 3% trường hợp).

Các phương pháp điều trị hiện nay

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan tùy thuộc vào mức độ lan rộng của tổn thương và tình trạng xơ gan:

Phẫu thuật: Giúp loại bỏ phần gan chứa u, được lựa chọn với các trường hợp u gan không quá to, còn khả năng cắt bỏ. Đây là phương pháp điều trị triệt căn quan trọng nhất trong số các phương pháp điều trị ung thư gan hiện nay và thường được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân nếu còn chỉ định. Mặc dù phẫu thuật có thể gặp các biến chứng: Chảy máu, nhiễm trùng, rò mật, suy gan… Tuy nhiên các tai biến này ít gặp và đa phần có thể xử lý tốt mà không gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Cách tốt nhất để phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ có siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C…)

Ghép gan: Thay thế gan bệnh bằng gan lành từ người cho sống hoặc người cho chết não. Ghép gan cũng có thể gặp các biến chứng như phẫu thuật. Ngoài ra, ghép gan còn có thể gặp một số biến chứng khác liên quan đến thải ghép, nhiễm trùng do dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường, suy thận…

Phá hủy u tại chỗ: Đây là phương pháp hiện đại giúp phá hủy mô ung thư mà không cần phẫu thuật. Cơ chế chung là dùng nhiệt hoặc các chất gây chết tế bào ung thư: Đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA); tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI); áp lạnh (Cryotherapy). Phương pháp này thường chỉ định cho các khối u nhỏ (dưới 3cm), thường được làm dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm.

Nút hóa chất động mạch gan (TACE): Đây là biện pháp chặn nguồn cấp máu cho khối u. Bác sĩ sẽ luồn dụng cụ vào đến nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u, sau đó bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch đó. Khối u sau đó sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần. Đây không phải phương pháp điều trị triệt căn nhưng là phương pháp quan trọng, chỉ định trong những trường hợp u gan to, nhiều ổ không còn khả năng phẫu thuật. Hoặc có thể được chỉ định như là bước đệm trước khi tiến hành cắt gan.

Xạ trị: Hiện nay có một số loại hình xạ trị đang được nghiên cứu, áp dụng như: Xạ trị dùng hạt vi cầu phóng xạ Yttrium – 90, xạ trị proton… tuy nhiên hiệu quả cần thêm thời gian đánh giá.

Hóa trị: Là sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể dùng đường uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc bơm chọn lọc vào nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u khi làm tắc mạch. Hiệu quả của hóa trị cũng như xạ trị hiện còn những hạn chế nhất định.

Điều trị nhắm trúng đích: Thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị kể trên không còn chỉ định. Có nhiều loại thuốc điều trị đích hiện nay đã được sử dụng hoặc đang nghiên cứu phát triển, trong đó sorafenib (nexavar) đang được sử dụng rộng rãi.

Ung thư gan trị thế nào?Kỹ thuật nút động mạch gan bằng hóa chất.

Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng chống ung thư gan, toàn dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu… để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: Viêm gan virus B, C, xơ gan…

Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin phòng viêm gan B.

Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.

Không dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt thuốc chưa rõ nguồn gốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, việc lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan, nhất là những bệnh nhân đã có bệnh gan mạn tính và đây là nguy cơ cao cho ung thư gan.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.

TS.BS. Phạm Thế Anh

Nhiều người `ngã ngửa` biết mình bị bệnh qua khám sức khỏe cộng đồng

Theo đó, đã có 301 người được khám sức khỏe ở các trường hợp bệnh: bệnh sản, phụ khoa (khám phát hiện bệnh ung thư vú, ung thư cổ tư cung), bệnh Tai mũi họng, Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn trong phân, Siêu âm sản phụ khoa, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp… Qua tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện: 100 trường hợp có nhân tuyến giáp, 81 người có nang tuyến giáp, 54 người bị gan nhiễm mỡ, 41 trường hợp bị u xơ tử cung, 20 người bị sỏi thận, 35 người bị tăng huyết áp, 12 người có u vú …

Các trường hợp người mắc bệnh được các bác sĩ tư vấn sức khỏe và giới thiệu tới bệnh viện để khám và điều trị chuyên sâu. Bên cạnh đó các bác sĩ còn tiến hành tư vấn sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và hướng dẫn người dân cách tự phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm.

Việc khám và tầm soát các bệnh tại cộng đồng nhằm làm giảm bớt gánh nặng điều trị cho người dân, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.

Đây là một trong những mục tiêu của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong việc đưa dịch vụ y tế tới cộng đồng để người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất. Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục tiến hành khám sức khỏe cho người dân tại các xã phường khác trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Vũ Nhị

Thực phẩm chức năng có giúp chữa khỏi viêm gan B?

Trịnh Thu Vân (Hà Nội)

Chào bạn, bạn mới nhiễm viêm gan B không rõ là bao lâu, đã làm những xét nghiệm gì... 90% những bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi. Điều trị viêm gan b cấp tính chủ yếu là điều trị hỗ trợ như nghỉ ngơi tuyệt đối, kiêng bia rượu, hạn chế uống thuốc chuyển hóa qua gan, có thể dùng thuốc bổ gan theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với người nhiễm viêm gan B mạn tính khi có xét nghiệm HBsAg dương tính trên 6 tháng hoặc HbsAg dương tính và antiHBc IgG dương tính. Chỉ số ALT, AST tăng cao từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng. Với những trường hợp này, bệnh nhân có chỉ định điều trị khi ALT tăng cao hơn 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xơ hóa gan, xơ gan, nồng độ virut trong máu tăng trên 105 copies nếu HbeAg dương tính. Bệnh nhân cần điều trị thuốc kháng virut, thuốc điều trị triệu chứng và xét nghiệm theo dõi. Không được tự ý dừng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra cho bác sĩ biết để được xử lý thích hợp, kịp thời.

Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không chữa khỏi viêm gan B. Việc dùng thực phẩm chức năng cũng tùy vào từng giai đoạn bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc Nam khi không rõ nguồn gốc vì như vậy có thể gây viêm gan nhiễm độc, làm nặng thêm tình trạng viêm gan virut của bạn.

Chúc bạn chóng khỏe!

ThS.BS. Phạm Kim Dung

Thiết bị mới điều trị khó thở cho bệnh nhân khí thũng nặng

Thiết bị mang tên Zephyr Endobronchial Valve (Zephyr Valve) mới đây đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) phê duyệt để điều trị khó thở cho bệnh nhân bị khí thũng nặng.

Hiện các lựa chọn điều trị được giới hạn cho những người bị khí thũng có triệu chứng nghiêm trọng chưa được cải thiện khi uống thuốc là phẫu thuật phổi (giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi), nhưng kỹ thuật này có thể sẽ không thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Với thiết bị mới Zephyr Valve này là một phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn giúp cho bệnh nhân và bác sĩ có thêm lựa chọn trong điều trị.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính có 3,5 triệu người trưởng thành ở Mỹ đã được chẩn đoán mắc khí phế thũng. Khí phế thũng, bao gồm khí phế thũng nặng là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do tổn thương các túi khí (phế nang) trong phổi. Tổn thương phổi do khí thũng là không thể đảo ngược. Các phế nang bị hư hại làm cho không khí bị mắc kẹt trong phổi và ngăn không khí mới xâm nhập vào, gây khó thở nghiêm trọng...

Sử dụng ống soi tiêu chuẩn, đưa van Zephyr vào trong phổi

Sau khi cấy ghép, van một chiều ngăn chặn luồng không khí vào vùng bị bệnh, trong khi cho phép không khí và chất lỏng bị mắc kẹt thoát ra ngoài

Giảm khối lượng của vùng bị bệnh có thể cho phép các vùng khỏe mạnh mở rộng và hoạt động hiệu quả hơn

Với thiết bị mới này bác sĩ chỉ cần sử dụng một ống soi phế quản linh hoạt, sau đó đặt van Zephyr vào các khu vực bị bệnh của đường hô hấp trong phổi. Van sẽ ngăn chặn không khí xâm nhập nơi bị tổn thương của phổi, cho phép không khí và chất lỏng bị kẹt thoát ra ngoài bằng cách: Khi hít vào các van đóng lại, ngăn không khí xâm nhập vào phần bị hư hại của phổi và khi thở ra các van mở ra, cho phép không khí bị mắc kẹt thoát ra ngoài, làm giảm áp lực cho phổi, giảm khối lượng của vùng bị bệnh có thể cho phép các vùng khỏe mạnh mở rộng và hoạt động hiệu quả hơn.

FDA đã xem xét dữ liệu từ một nghiên cứu đa trung tâm của 190 bệnh nhân bị khí thũng nặng. Trong nghiên cứu này, 128 bệnh nhân được điều trị bằng Zephyr Valves và quản lý y tế theo hướng dẫn lâm sàng hiện tại, bao gồm thuốc (thuốc giãn phế quản, corticosteroid, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm) và phục hồi phổi, trong khi 62 bệnh nhân (nhóm chứng) chỉ được điều trị bằng thuốc và phục hồi phổi.Kết quả điều trị được đo bằng số lượng bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu có ít nhất 15% cải thiện điểm chức năng phổi. Trong một năm, 47,7% bệnh nhân được điều trị bằng Zephyr Valves có ít nhất 15% cải thiện chức năng phổi, so với 16,8% bệnh nhân trong nhóm chứng. Bệnh nhân được điều trị bằng Zephyr Valves thở dễ dàng hơn, năng động hơn và tràn đầy năng lượng, ít hụt hơi và tận hưởng chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể so với những bệnh nhân chỉ được quản lý y tế.

Không dùng Zephyr Valve cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi hoạt động; những người bị dị ứng với nitinol, niken, titan hoặc silicon; những người hút thuốc nặng và những người không thể chịu đựng được thủ thuật phế quản. Những bệnh nhân có các thủ thuật phổi lớn, bệnh tim, bong bóng khí lớn bị mắc kẹt trong phổi hoặc những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nên nói chuyện với nhà cung cấp của họ để xác định xem thiết bị Zephyr Valve có phù hợp với họ hay không.

Thu Giang

(FDA 6/2018)

Tại sao phụ nữ trung niên dễ bị chóng mặt?

Nguyên nhân vì đâu?

Theo một công trình nghiên cứu về sự “mất bình đẳng” giữa nam và nữ ở tất cả mọi mặt của Tiến sĩ sinh học Jiongjiong Wang và các đồng nghiệp thuộc Trường đại học Pennsylvania, Philadelphia và Trường đại học Rockefeller, New York, Mỹ cho thấy rằng nữ giới dễ bị trầm cảm, stress hơn nam giới.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu chọn ra 16 tình nguyện viên nam và 16 tình nguyện viên nữ, bắt đầu quan sát hình ảnh cộng hưởng từ để xem não bộ của 32 tình nguyện viên này hoạt động như thế nào trong tình trạng stress.

Cụ thể là 32 tình nguyện viên này phải thực hiện công việc tính toán trong điều kiện stress. Kết quả cho thấy được não phải trước trán của nam giới (phần não điều hòa cảm xúc) hoạt động nhiều hơn, trong khi đó phần não bên trán trái ( phần não ngăn cản cảm xúc) ít bị tác động hơn. Nhưng tất cả những phản ứng ở2 phần não trái và phải đều chịu tác động của hormone cortisol (hormone gây chóng mặt) do cơ thể tiết ra trong quá trình bị stress, gây ra hiện tượng chóng mặt. Tình trạng não bộ bị tác động không kéo dài, chỉ kết thúc sau cuộc thí nghiệm.

Còn đối với phụ nữ, phản ứng của não bộ cảm xúc lại lâu dài hơn, không giống như nam giới là kết thúc ngay sau khi thí nghiệm kết thúc. Đó là nguyên nhân tại sao phụ nữ dễ bị stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, gây ra chóng mặt hơn nam giới.

Ảnh minh họa

Thêm vào đó, phụ nữ ở độ tuổi trung niên có quá nhiều nỗi lo về gia đình, con cái, công việc nên cực kì dễ mắc chứng chóng mặt do stress. Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi này đang chuẩn bị bước vào thời kì tiền mãn kinh nên có rất nhiều biến đổi về tâm sinh lý do lượng hormone nữ giới giảm dần. Vì thế tình trạng chóng mặt do stress, áp lực là triệu chứng thường gặp.

Việc đầu tiên để giảm stress hết chóng mặt là bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục của mình. Lập lại kế hoạch làm việc cụ thể, cân bằng giữa công việc và thư giãn. Luôn tuân thủ những kế hoạch mình đặt ra một cách nghiêm túc.

Riêng với những phụ nữ bị chóng mặt với mật độ liên tục thì nên sử dụng thuốc giảm chóng mặt có hoạt chất Acetyl-DL-Leucin đã được các chuyên gia chứng nhận trong việc chấm dứt cơn chóng mặt hiệu quả cũng như nênkết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý .Độ tuổi trung niên là giai đoạn cơ thể đang dần lão hóa đi, nếu bạn không chăm sóc kĩ lưỡng sức khỏe, tinh thần của thì tình trạng lão hóa sẽ diễn ra nhanh chóng, khiến cơ thể yếu đi, dễ mắc bệnh kể cả bệnh về thần kinh như chóng mặt, stress.

Cải tiến dược chất, dạng bào chế: Tăng hiệu quả trị bệnh

Bằng việc áp dụng kỹ thuật của công nghệ nano, các dược chất và các dạng bào chế nano đã được nghiên cứu phát triển nhằm giải quyết các nhược điểm tự nhiên của chúng.

Những cải tiến trong sản xuất thuốc theo công nghệ nano đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Những cải tiến trong sản xuất thuốc theo công nghệ nano đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Tăng sinh khả dụng đường uống

Một trong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc là khả năng hòa tan của dược chất. Để dược chất có thể được hấp thu vào cơ thể, dược chất phải cần được hòa tan thành dạng phân tử để có thể dễ dàng khuếch tán và hấp thu qua các kênh sinh học của cơ thể. Để giải quyết vấn đề độ tan cũng như sinh khả dụng của thuốc, công nghệ nano hướng đến việc chế tạo các hạt dược chất có kích thước bé (khoảng vài chục nanomet). Theo đó, khi các hạt có kích thước bé thì tổng diện tích bề mặt của cùng một lượng hạt tăng lên đáng kể dẫn đến khả năng hòa tan của chúng cũng được cải thiện. Bên cạnh đó, công nghệ nano còn được ứng dụng để bảo vệ dược chất tránh khỏi sự phân hủy và hấp thu dễ dàng hơn qua các hàng rào sinh học của cơ thể. Bằng việc chế tạo lớp vỏ bên ngoài, các hệ micelle hay liposome không chỉ có tác dụng bảo vệ dược chất bên trong mà còn giúp dược chất hấp thu dễ dàng hơn do cấu trúc tương tự với màng tế bào.

Kiểm soát nồng độ thuốc trong máu

Các thuốc được bào chế ở dạng nano còn có khả năng kiểm soát sự giải phóng của thuốc, nồng độ của thuốc được duy trì ổn định trong vùng cửa sổ điều trị và giảm số lần dùng thuốc. Ví dụ như nghiên cứu cải tiến thuốc viên chứa Cyclosporine A hòa tan trong dầu ngô với chất nhũ hóa là oleate và linoleate do nhược điểm của viên nang này là sinh khả dụng và độ ổn định thấp. Các nhà khoa học đã tìm cách thiết kế lại cấu trúc hệ nhũ tương Cyclosporine A này bằng hệ vi nhũ tương để tránh sự thay đổi trong sinh khả dụng. Nghiên cứu này nhằm đưa hoạt chất đạt nồng độ ổn định trong huyết tương bằng cách sử dụng cấu trúc các phân tử nano rắn dạng lipid như một chất mang sử dụng đường uống. Cấu trúc nano lipid rắn này được hình thành từ nhũ tương dầu trong nước và thay pha lipid dạng lỏng bằng pha lipid dạng rắn ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể. Sau khi thử nghiệm, kết quả phân tích mẫu máu tại các thời điểm khác nhau cho thấy sự ổn định nồng độ thuốc trong huyết tương. Như vậy, sự bài tiết thuốc từ hệ vi nhũ tương chậm đã tránh được nồng độ đỉnh ban đầu trong huyết tương nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị.

Các thuốc được bào chế bằng công nghệ nano có thể kiểm soát được nồng độ trong máu.

Các thuốc được bào chế bằng công nghệ nano có thể kiểm soát  được nồng độ trong máu.

Tác dụng hướng đích và giảm độc tính của các thuốc

Nhiều loại thuốc hóa trị liệu, đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư có nhược điểm chung là gây độc không mong muốn đến các mô và cơ quan bình thường khác trong cơ thể, đặc biệt trên gan và thận; có độ thanh thải cao làm cho sinh khả dụng của thuốc trong cơ thể thấp. Công nghệ nano trong hóa trị liệu có khả năng cải thiện hiệu quả điều trị của các thuốc nhờ vào hai vấn đề được giải quyết - đó là làm tăng sự phân bố thuốc đến khối u và làm giảm tác dụng gây độc. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách làm giảm độ thanh thải của thuốc và tăng sự phân bố tới đích bằng cách thay đổi kích thước hình dạng hoặc thay đổi đặc điểm bề mặt của các chất mang nano.

 

Công nghệ nano được ứng dụng trong cải tiến và phát triển thuốc để cải thiện độ tan, tăng sinh khả dụng, kiểm soát nồng độ thuốc trong máu, tăng cường khả năng điều trị và giảm độc tính của thuốc.

 

DS. Bùi Đức Trí

Công nghệ nano

Xét nghiệm theo dõi bệnh đái tháo đường

Công nghệ nano đã giúp các nhà khoa học chế tạo ra các máy xét nghiệm siêu nhỏ nhưng có khả năng đo lượng insulin liên tục trong máu mà trước kia muốn đo nồng độ insulin liên tục người ta phải lấy máu để xét nghiệm. Thay vì lấy máu xét nghiệm, máy xét nghiệm insulin nano sử dụng các điện cực nano các-bon để đo lượng insulin trong máu theo thời gian thực. Đo lượng insulin và lượng đường trong máu nhằm đánh giá khả năng sản xuất insulin của cơ thể và tình trạng đường trong máu.

Các hạt cảm biến đo lượng đường trong máu được tiêm dưới da, khi có sự biến đổi nồng độ glucose thì các cảm biến kết hợp với phân tử huỳnh quang sẽ tạo ra ánh sáng. Dựa vào màu sắc ánh sáng người ta có thể biết được nồng độ glucose. Công nghệ này trong tương lai cũng cho phép theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp của cơ thể. Một con chíp sẽ kết nối với điện thoại hoặc trung tâm theo dõi sức khỏe để có thể cảnh báo những bất thường cho người bệnh đái tháo đường.

Điều trị bệnh…

Đối với insulin: Do insulin không có dạng uống nên người mắc bệnh đái tháo đường phải điều trị bằng insulin đang gặp rất nhiều phiền toái do hàng ngày phải tiêm một đến nhiều lần gây đau, loạn dưỡng cơ, bảo quản phức tạp nhất là đi xa. Công nghệ nano đã giải quyết được vấn đề này thông qua hệ thống cung cấp insulin bằng đường uống, đưa insulin vào máu để đạt được nồng độ insulin điều trị.

Đây là một dạng insulin mới đang được tập trung nghiên cứu vì những lợi ích của nó mang lại như ít xâm lấn, không đau, cải thiện sự tuân thủ điều trị. Các phân tử insulin được bọc trong các hạt nano sẽ giúp insulin không bị phân hủy bởi acid dạ dày, làm tăng tính thấm của insulin qua màng tế bào ruột vào máu để đến các mô đích.

Công nghệ nano Vết loét do bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng các miếng dán nano bạc.

Tụy nhân tạo: Tụy nhân tạo là một giải pháp toàn diện nhất để điều trị cho các bệnh nhân đái tháo đường cần phải tiêm insulin như đái tháo đường typ 1, giai đoạn muộn của đái tháo đường typ 2 hoặc các thể đái tháo đường khác do tổn thương tụy.

Người đái tháo đường bị loét chi giờ đây đã có thể chữa khỏi nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó có việc sử dụng thành quả của công nghệ nano trong y khoa.

Dựa vào công nghệ nano người ta sản xuất ra các siêu robot được cấy dưới da có các cảm biến với glucose. Do nhận biết được nồng độ glucose, robot sẽ tính toán bơm vào máu một lượng insulin cần thiết tương ứng. Việc đo lượng glucose liên tục và giải phóng vào trong máu một lượng insulin đủ để duy trì đường máu bình thường giống như sinh lý của cơ thể sẽ làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường; người bệnh sẽ tránh được các cơn hạ đường máu đột ngột vốn đang là nỗi ám ảnh của những người mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu.

Và kiểm soát nhiễm khuẩn vết thương

Hiện nay, các bác sĩ đã ứng dụng nhiều loại băng gạc có chứa những nang nano kháng sinh để điều trị loét do nhiễm khuẩn, đặc biệt các loét lâu liền ở bệnh nhân đái tháo đường. Tại các vết loét nhiễm khuẩn, các nang nano này mở ra giải phóng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ. Các nghiên cứu cho thấy rút ngắn thời gian điều trị nhiễm khuẩn, giảm số lần thay, vết thương liền nhanh hơn và giảm số ngày điều trị, nằm viện.

ThS. Đỗ Đình Tùng

Nghiện rượu dễ dẫn tới... “cửa tử”

Mất mạng vì rượu

Ông N.V.C (Bắc Ninh), có thói quen uống rượu (loại rượu do người dân tự ủ men và nấu) từ nhỏ. Dần dà, mỗi ngày không có rượu là ông C. không thể chịu nổi. Tới khi xuất hiện các triệu chứng bụng ngày càng to ra nhanh, da vàng, người mệt mỏi, và nôn ra máu… ông C. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì mới biết mình bị mắc bệnh xơ gan mất bù nguyên nhân do rượu, với biến chứng nặng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

Ông được điều trị nội khoa tích cực, sau 2 tuần nằm điều trị, bệnh ổn định ông C. được ra viện với lời dặn của bác sĩ “cấm tuyệt đối” không được uống rượu. Nhưng do nghiện rượu nên ông C. trở lại ngay với “ma men” và chỉ sau đó một thời gian lại vào bệnh viện trong tình trạng cấp cứu hôn mê gan, rồi tử vong…

Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Thịnh, Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (TƯQĐ 108), trong số bệnh nhân được thu dung tại bệnh viện hàng năm, thì có tới 20% số trường hợp mắc bệnh xơ gan mất bù, thậm chí ung thư gan do rượu. Trong đó, nguyên nhân tử vong hàng đầu là biến chứng xuất huyết tiêu hóa do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và tiếp đến là ung thư gan, nhiễm khuẩn... Do vậy, đối với những bệnh nhân này, nếu không dừng uống rượu sớm, tuân thủ điều trị, cùng thay đổi lối sống, thì nguy cơ dẫn tới tử vong là rất cao.

Nghiện rượu dễ dẫn tới... “cửa tử”Nghiện rượu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan.

Và thực trạng về bệnh gan do rượu

Gan nhiễm mỡ và viêm gan do rượu là quá trình tiến triển lâu dài, kín đáo, khó nhận biết nếu không được thăm khám và kiểm tra định kỳ. Tổn thương ban đầu thường là hình ảnh gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan. Xơ gan là hậu quả của bệnh gan mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Về xơ gan rượu hiện đang là chủ đề có tính thời sự toàn cầu, đặc biệt là ở Việt Nam do thói quen sử dụng đồ uống có cồn. Người ta ước tính có tới 70% đàn ông Việt Nam lạm dụng bia rượu ở các mức độ khác nhau. Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia rượu lớn nhất Đông Nam Á.

Tại các nước phương Tây, bệnh xơ gan do rượu thường gặp ở người sau 55 tuổi do chất lượng cuộc sống cao hơn và ít bị tác động của yếu tố thiểu dưỡng kèm theo. Tại Việt Nam, bệnh gan mạn tính và xơ gan do rượu đang là gánh nặng của xã hội, đặc biệt xu hướng mắc bệnh ngày càng hay gặp ở độ tuổi trẻ hơn. Những người bệnh xơ gan do rượu thường kèm theo suy dinh dưỡng nặng. Thói quen uống rượu “chay” và diễn ra trong thời gian dài gây nên tình trạng thiểu dưỡng trầm trọng. Ngoài ra, tại Việt Nam, do chất lượng rượu không được quản lý, rượu không rõ nguồn gốc, rượu tự nấu, rượu giả tràn lan trên thị trường nên không kiểm soát được nồng độ aldehyt, methanol… dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu cấp.

Với các loại rượu không rõ nguồn gốc, không được kiểm tra về an toàn chất lượng như hiện nay thì nguy cơ ngộ độc cấp do rượu, suy đa tạng với nguy cơ tử vong cao đang là mối lo thường trực không chỉ với ngành y tế mà toàn xã hội.

Tại sao bia rượu gây xơ gan?

Nếu sử dụng rượu bia đúng thì có lợi cho sức khỏe. Khi lạm dụng bia rượu trong thời gian dài thì chúng trở thành chất độc hại, gây tổn thương gan tích tụ, dẫn đến viêm gan mạn và xơ gan. Tuy nhiên, một số người chỉ uống rượu với lượng nhỏ hoặc trung bình cũng có thể dẫn đến viêm gan mạn tính do rượu. Ngoài ra, những người đang mắc bệnh gan mạn tính như viêm gan virus B hoặc viêm gan virus C hoặc bệnh gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa mà vẫn lạm dụng rượu sẽ dẫn đến viêm gan hoạt động tiến triển, chức năng gan suy giảm nhanh chóng và sớm xuất hiện xơ gan mất bù.

Khi rượu đi vào cơ thể, chúng được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, khi đói thì hấp thụ càng nhanh. Trên 90% rượu được oxy hóa tại gan (phần còn lại thải trừ nguyên vẹn qua thận và phổi) để chuyển hóa thành acetaldehyde (chất có độc tính) sau đó thành acetat (sản phẩm không độc). Với bệnh nhân lạm dụng bia rượu có hiện tượng dư thừa lượng lớn acetaldehyde do không chuyển hóa kịp thành acetat, các phản ứng oxy hóa gây giải phóng lượng lớn gốc tự do, gây tổn thương tế bào gan. Cộng thêm tình trạng thiếu dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân này làm thúc đẩy nhanh tiến trình xơ gan.

Biểu hiện của bệnh

Theo PGS.TS. Thịnh, gan là một tạng có khả năng tái tạo nhanh, chức năng gan có khả năng bù - trừ rất lớn, nên tình trạng viêm gan nhẹ và vừa thường tiến triển âm thầm, ít biểu hiện lâm sàng, đôi khi chỉ có cảm giác mệt mỏi thoảng qua, và thường không được phát hiện. Chỉ khi viêm gan nhiễm độc nặng, hoặc khi chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, không còn khả năng bù trừ nữa thì triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ như: Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng, nặng tức hạ sườn phải, da niêm mạc vàng, phù hai chân... thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Tại thời điểm này, người bệnh thường trực nguy cơ xuất hiện những biến chứng nặng của bệnh gan mạn tính như cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa nặng, viêm phúc mạc màng bụng, nhiễm trùng nặng, suy chức năng gan thận, thậm chí hôn mê gan. Mặc dù suy chức năng gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa với vàng da, cổ trướng hay bệnh não gan vẫn có thể đảo ngược bệnh theo chiều hướng tích cực khi mà người bệnh quyết tâm kiêng rượu tuyệt đối, tuân thủ điều trị chuyên khoa, được chăm sóc tốt và dinh dưỡng đầy đủ.

Nghiện rượu dễ dẫn tới... “cửa tử”Các giai đoạn xơ gan.

Khó khăn trong điều trị

Viêm gan do rượu nếu không kịp thời và kiên trì điều trị sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Bệnh tiến triển với hoại tử tế bào gan kéo dài, tổ chức hoại tử thay thế bằng mô xơ hóa làm cho cấu trúc gan thay đổi, chức năng gan suy giảm và hoạt động kém hiệu quả. Viêm gan mạn tính hoạt động lâu dài sẽ phát triển thành xơ gan. Xơ gan được coi là tiền ung thư gan và nguy cơ xuất hiện ung thư gan là rất cao, làm giảm sức đề kháng, giảm sức lao động và rút ngắn tuổi thọ.

Biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân xơ gan là xuất huyết tiêu hóa do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây tử vong.

Theo PGS.Thịnh, điều trị nhóm bệnh nhân xơ gan do rượu khác hẳn với nhóm bệnh nhân viêm gan và xơ gan do virus B hoặc C. Muốn điều trị có kết quả tốt, đầu tiên bệnh nhân phải được điều trị nội khoa tích cực để xử trí biến chứng và nguy cơ biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Kế tiếp là quản lý và giám sát người bệnh kiêng rượu sau khi ra viện. Để làm được điều này thì cần phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, gia đình, cộng đồng. Đặc biệt là tư vấn để bệnh nhân nhận thức và có nỗ lực rất lớn để cai rượu.

Biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân xơ gan là xuất huyết tiêu hóa do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh này. Xử trí biến chứng này hiện còn rất khó khăn tại hầu hết các bệnh viện trong cả nước bởi đây là một cấp cứu nội- ngoại khoa đòi hỏi các bác sĩ có chuyên môn sâu và kỹ thuật hiện đại.

Những năm gần đây, với chiến lược sử dụng kháng sinh, thuốc vận mạch, nội soi can thiệp cầm máu cấp cứu đã làm thay đổi tiên lượng của bệnh và giảm tỷ lệ tử vong. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108 triển khai thành công kỹ thuật tạo shunt cửa- chủ trong gan (hay còn gọi là kỹ thuật TIPS) đã làm tăng chất lượng xử trí cấp cứu và điều trị dự phòng chảy máu tiêu hóa do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Để điều trị khỏi bệnh, ổn định lâu dài thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Khi bệnh nhân được ra viện, cần ngừng uống rượu và đồ uống có cồn. Gia đình và người thân cần kiên nhẫn để giúp người bệnh thay đổi lối sống, thói quen uống rượu, chất lượng sống tốt, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng; luôn hợp tác cùng bác sĩ chuyên khoa gan mật để nhận được tư vấn và hướng dẫn chế độ điều trị tốt nhất. Nếu bệnh nhân không thể từ bỏ thói quen uống rượu thì gia đình nên đưa bệnh nhân đến khám chuyên khoa thần kinh- tâm thần hoặc các trung tâm cai rượu để cai rượu hiệu quả.

Thu Hà

Xét nghiệm phát hiện 3 loại ung thư đường tiêu hóa dễ mắc phải

Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hoá là kiểm tra định kỳ, giúp phát hiện sớm bệnh khi chưa có dấu hiệu rõ ràng để góp phần nâng cao chất lượng sống và giảm chi phí điều trị của người bệnh.

1. Ung thư đại trực tràng

Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng như:

Chế độ ăn nhiều thịt mỡ, động vật.Thực phẩm nhiễm hóa chất gây ung thư như: benzopyren, nitrosamin, chế độ ăn ít chất xơ, vitamin A, B, C, E,…Trong gia đình có người từng bị ung thư đại tràng.Sự hiện diện polyp trong ruột già, đặc biệt khi kích thước > 2cm.Viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.

Nếu nghi ngờ ung thư đại tràng, đi kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm:

Tìm máu ẩn trong phân: Đây là xét nghiệm bước đầu có giá trị trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

Xét nghiệm đặc hiệu: Xét nghiệm CEA. CEA là chất được tế bào ung thư sản xuất. Chất này có thể tăng cao ở bệnh nhân ung thư đại tràng, nên là xét nghiệm có ý nghĩa theo dõi bệnh nhân đang điều trị và sau điều trị ung thư đại trực tràng.Nội soi đại tràng: Dễ dàng phát hiện khối polyp với kích thước nhỏ. Và tổn thương đại trực tràng khác.Sinh thiết: Khi nội soi đại tràng phát hiện tổn thương tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ các tổn thương và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất với các tổn thương này.Các xét nghiệm khác hỗ trợ phân chia giai đoạn ung thư: chụp X – quang quanh phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT – S can) bụng.

2. Ung thư dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày:

Helicobacter pylori (Hp) là một tác nhân gây viêm và loét dạ dày, có thể là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày.Người trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, phì đại dạ dày, một số hội chứng di truyền như FAP, Lynch,… làm gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày.Môi trường ô nhiễm, khói bụi, có tiền sử hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm hun khói, mỡ động vật,… cũng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư.

Những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày:

Ăn uống kém hoặc ợ nóng;Đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau; Nôn và buồn nôn;Nuốt nghẹn sau xương ức;Chướng bụng;Chán ăn;Mệt mỏi và yếu sức;Gầy sút nhiều;Xuất huyết (ói ra máu hoặc máu trong phân).

Nội soi dạ dày

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày:

Nội soi dạ dày - thực quản: Là sử dụng ống nội soi dạ dày đưa qua miệng đến thực quản và dạ dày. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô qua ống nội soi dạ dày và tiến hành sinh thiết.Chất chỉ điểm u trong máu: CA 72-4, CEA,…

3. Ung thư thực quản

Thực quản là một phần của ống tiêu hóa, nối từ họng đến dạ dày. Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 55 tuổi. Nam giới dễ bị ung thư thực quản gấp 4 lần nữ giới.

Triệu chứng báo động ung thư thực quản:

Triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt tăng dần, thường nghẹn ở cổ và cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn.Một số triệu chứng khác như khó tiêu, nóng rát trước ngực, nôn ói, nghẹn thức ăn. Những triệu chứng ít gặp hơn: Ho khan, thở khò khè, cảm giác đau rát sau ức hay đau vùng cổ, khàn tiếng, thiếu máu, gầy sút cân,…

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư thực quản:

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện nguy cơ ung thư thực quản như:

Nội soi thực quản và sẽ bấm sinh thiết ở bất cứ vùng nào bị tổn thương.Chất chỉ điểm u trong máu: CEA, SCC.

Để tiết kiệm thời gian, người dân có thể đăng ký lấy mẫu tại nhà sau đó đến BVĐK Medlatec để thực hiện tiếp các thủ thuật.

Nhằm hỗ trợ người dân trong việc khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, từ ngày 8/6 đến 15/7/2018, Bệnh viện Đa khoa Medlatec triển khai Gói xét nghiệm ung thư đường tiêu hóa với ưu đãi lên tới 20%.Theo đó, để tiết kiệm thời gian, người dân có thể đăng ký lấy mẫu tại nhà sau đó đến BVĐK Medlatec tại cơ sở 42 Nghĩa Dũng và 99 Trích Sài, Hà Nội thực hiện các thủ thuật như nội soi, chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính CT-scanner,… nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.

Thanh Loan

Khi nào cần cắt bỏ polyp túi mật?

Polyp túi mật gặp ở mọi lứa tuổi (tỷ lệ gặp polyp túi mật khoảng từ 0,3 - 9% trong cộng đồng), đa số polyp túi mật thuộc dạng lành tính, tuy vậy, có một số có thể trở thành ác tính. Vì vậy, khi bị polyp túi mật cần được theo dõi bằng hình thức khám bệnh theo định kỳ.

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Mọi lứa tuổi có thể bị polyp túi mật, nhưng chủ yếu gặp ở người trưởng thành, có tác giả cho biết thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 - 50.

Tại sao bị polyp túi mật?

Có nhiều yếu tố thuận lợi đối với sự hình thành polyp túi mật như rối loạn chức năng gan - mật, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, nhiễm virut viêm gan (A, B, C, D, E), người thừa cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng không phù hợp (ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật,...). Thường gặp các dạng polyp túi mật lành tính (u tuyến, u cơ, u cơ - tuyến, u mỡ, đa số là u giả cholesterol).

Khi bị polyp túi mật cần được theo dõi bằng hình thức khám bệnh định kỳ.

U giả cholesterol là gì?

Polyp giả thường là polyp cholesterol do những tinh thể cholesterol bám dính trên thành túi mật như “thạch nhũ”. Polyp cholesterol thường nhỏ dưới 10mm, có cuống nhỏ dễ rứt ra khỏi niêm mạc. Theo tổng kết của một số nước trên thế giới, cứ 100 người bình thường, nếu tiến hành làm siêu âm gan mật, sẽ phát hiện từ 1-4 người có polyp túi mật, chiếm tỷ lệ khoảng từ 1-4%. Đại đa số polyp túi mật không phải là dạng u tân sinh mà chỉ là “u giả” do lắng đọng cholesterol hoặc viêm nhiễm. Các loại này gần như không có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp túi mật, nhất là loại có kích thước dưới 10mm.

Số lượng và kích thước của polyp túi mật cũng khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là chỉ có một polyp và kích thước nhỏ hơn 10mm. Một số người có thể có nhiều polyp túi mật và có thể có kích thước khá lớn (trên 20-40mm). Một số trường hợp vừa có polyp vừa có sỏi túi mật. Đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính, tuy vậy, một số polyp túi mật có chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh có thể là polyp ác tính, những trường hợp này cần phẫu thuật cắt bỏ.

Biểu hiện của polyp túi mật như thế nào?

Hầu hết các trường hợp polyp túi mật không có triệu chứng gì, vì vậy, thường được phát hiện một cách tình cờ qua khám tổng thể hoặc khám một bệnh nào đó có siêu âm gan, mật.

Tỷ lệ polyp túi mật có triệu chứng chỉ chiếm khoảng từ 6-7% và thường gặp ở người có polyp kích thước lớn. Triệu chứng hay gặp nhất là đau tức, co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải hoặc đau vùng thượng vị kèm theo có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn, một số ít có biểu hiện đầy hơi, trướng bụng, chậm tiêu. Tuy vậy, polyp túi mật ít khi có triệu chứng cấp tính như sỏi mật hoặc viêm đường mật (đau, sốt, vàng da). Các triệu chứng của polyp túi mật khá giống với sỏi đường mật, sỏi túi mật mạn tính hoặc bệnh lý dạ dày - tá tràng.

Để chẩn đoán polyp túi mật, cần có các xét nghiệm và các cận lâm sàng hỗ trợ (xét nghiệm chức năng gan mật, sinh thiết, siêu âm nội soi, nội soi dạ dày - hành tá tràng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ...). Trong đó siêu âm chẩn đoán là một kỹ thuật có giá trị lớn trong chẩn đoán polyp túi mật. Tuy vậy, siêu âm không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính để có chỉ định điều trị phẫu thuật. Vì vậy, cần dựa vào nhiều kỹ thuật khác nhau để hỗ trợ cho chẩn đoán.

Phương pháp điều trị

Khi bị polyp túi mật lành tính không có chỉ định điều trị gì (cả nội khoa và ngoại khoa), tuy vậy, người bệnh cần khám bệnh theo định kỳ để theo dõi. Với polyp có kích thước lớn, chân lan rộng, phát triển nhanh hoặc nhiều polyp, nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh là có nên cắt bỏ hay không, bởi vì nếu không loại bỏ có thể thành u ác tính (ung thư).

Nguyên tắc phòng bệnhMọi người, nhất là người lớn nên khám bệnh định kỳ để được phát hiện các bệnh về gan, mật (gan nhiễm mỡ, rối loạn men gan mật, sỏi, viêm gan...), rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu... Cần có chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều các loại phủ tạng động vật (tim, gan, lách, thận, lòng...). Cần vận động cơ thể thường xuyên bằng cách chơi thể thao, đi bộ... để hạn chế tăng cân, khí huyết lưu thông.

PGS.TS.BS. Bùi khắc Hậu

Không tùy tiện dùng thuốc chữa viêm ống tai ngoài do bơi lội

Bác sĩ kê đơn thuốc cho tôi về dùng, trong đó có thuốc nhỏ tai axit axetic. Xin hỏi quý báo, ngoài dùng theo chỉ định của bác sĩ tôi có cần phải lưu ý gì nữa không?

Bùi Hồng Gấm (Thái Bình)

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất thường gặp đối với những người thích bơi lội, kể cả trẻ em. Nguyên nhân là khi bơi, nước vào tai gây cảm giác khó chịu nên người bệnh thường lấy tăm bông lau chùi nhiều lần dẫn đến trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai. Khi bơi ở những ao hồ bẩn, nguy cơ viêm tai càng cao.

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ tai, thuốc giảm đau, kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Trong đó, axit axetic là thuốc nhỏ tai thường được sử dụng.

Thuốc axit axetic giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm, có tác dụng điều trị nhiễm trùng làm giảm đau và sưng trong tai. Khi dùng thuốc này, chị cần nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn hay thuốc không đạt hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, để thuốc phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, chị nên loại bỏ hết ráy tai một cách an toàn. Sau đó, ngâm một miếng bông nhỏ với vài giọt thuốc axit axetic rồi nhét vào tai. Để bông trong tai ít nhất 24 giờ nhưng luôn nhớ phải giữ ẩm bằng cách cho thêm 3 đến 5 giọt axit axetic vào bông mỗi 4 đến 6 giờ. Sau khi tháo bông, bạn có thể nhỏ các giọt trực tiếp vào tai 3 hoặc 4 lần mỗi ngày (theo chỉ định của bác sĩ) và chỉ nên nhỏ tai kéo dài trong thời gian bác sĩ hướng dẫn.

Khi thấy biểu hiện đau, đỏ, sưng trong hoặc quanh tai khi dùng thuốc thì nên đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để xử trí kịp thời. Bạn cần chú ý, viêm ống tai ngoài rất hay tái phát nên chị không nên duy trì thói quen ngoáy tai khi bơi lội mà nên thực hiện động tác nghiêng đầu về bên tai bị nước vào đồng thời nghiêng người nhảy lò cò cùng phía và kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài.

BS. Nguyễn Văn Đức

Càng lười vận động càng dễ bị chóng mặt

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang , đã chứng minh rằng người lười biếng thường dễ gặp những vấn đề sức khỏe hơn những người khác.

Bạn không hề có thói quen luyện tập thể dục thể thao, cơ thể phải gánh chịu những áp lực căng thẳng từ đó gây ra chóng mặt, huyết áp tăng... Sau đây là một số tác hại từ việc lười vận động đem đến cho cơ thể của bạn

1. Khiến bạn mất ngủ

Khi bạn có chế độ luyện tập thường xuyên thì cơ thể tiết ra một loại hormone giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngược lại, khi bạn lười vận động, thì dĩ nhiên loại hormone này sẽ không được tiết ra, làm bạn luôn ở trong tình trạng tỉnh táo, gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ, làm bạn bị chóng mặt vào hôm sau.

Ảnh minh họa

2. Làm chậm quá trình trao đổi chất

Khi bạn không hoạt động, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị trì trệ và tốc độ cũng bị giảm đi đáng kể. Đây là một điều cực kì nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

3. Giảm lưu thông máu

Khi vận động, mạch máu giãn nở, tim co bóp mạnh, khiến máu lưu thông tốt. Còn ngược lại, khi bạn lười vận động, tuần hoàn máu sẽ giảm đi. Nguy cơ mắc các bạn tim mạch, huyết áp tăng lên đáng kể. Khi tuần hoàn máu kém, lượng máu lên não không đủ, là nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt thường xuyên.

4. Stress

Đây là một tác hại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhiều nhất. Stress được ví là một kẻ giết hại sức khỏe của bạn trong thầm lặng. Theo các chuyên gia y tế thì những người thường xuyên luyện tập thể thao, vận động tích cực thì ít bị stress hơn. Do trong quá trình vận động, cơ thể tiết ra loại hormone endorphins giúp tinh thần được xoa dịu, giảm căng thẳng. Còn khi lười vận động, những lúc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol khiến bạn bị chóng mặt, loại hormone này sẽ làm bạn chóng mặt nặng và dai dẳng khi tiết ra quá nhiều trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa

Theo một nghiên cứu nữa về việc lười vận động được đăng tải trên tạp chí The Lancet của Anh quốc, nếu một người không vận động, tập luyện nhẹ nhàng khoảng 5 lần/tuần và mỗi lần kéo dài 30 phút thì người đó sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì và các bệnh về thần kinh như stress gây chóng mặt, rối loạn tiền đình, … Trên khắp thể giới có khoảng 1/3 người lười vận động và có 5,3 triệu người chết do bệnh lười vận động này, Việt Nam là một trong 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới.

Thay vì cứ chăm chăm vào điện thoại, TV, máy tính, … Bạn hãy dành ra một ít thời gian để luyện tập thể dục, hoặc chơi một môn thể thao mà bạn yêu thích. Hiện nay, có rất nhiều bộ môn vận động thú vị như Yoga, Gym, thiền, … bạn có thể thoải mái lựa chọn hình thức vận động mà bạn mong muốn. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, giảm stress, giảm chóng mặt.

Nhưng nếu bạn là người mắc chứng chóng mặt nặng và thường xuyên thì cách tốt nhất bạn hãy luôn mang theo thuốc giảm chóng mặt có chứa hoạt chất Acetyl-DL-leucin xuất xứ từ Pháp để ngăn chặn được những cơn chóng mặt đến bất ngờ do một trong những nguyên nhân trên. Và giảm những nguy cơ tai nạn té ngã, ngất xỉu bất thình lình.

Loại thuốc giúp cơ thể “ăn và tiêu diệt” tế bào ung thư

Liệu pháp điều trị này thúc đẩy sự hoạt hóa các tế bào bạch cầu, được gọi là các đại thực bào, giúp hệ miễn dịch sử dụng chúng để ăn những kẻ xâm nhập không mong muốn.

Thử nghiệm ở chuột cho thấy liệu pháp này có hiệu quả đối với các khối u vú và da, theo tập san y sinh học Nature Biomedical Engineering.

Đây là loại thuốc siêu phân tử, gồm các cấu phần phân tử khớp nhau như tòa nhà cao tầng. Liệu pháp siêu phân tử này đã ngăn ung thư phát triển và xâm lấn trong thử nghiệm trên chuột. Loại thuốc này hy vọng thử nghiệm trên người trong vòng vài năm tới.

H. Trà

(theo BBC)

Không chủ quan với bệnh sởi

Bệnh lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện do virut có trong các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra không khí.

Tại sao trẻ bị mắc bệnh sởi?

Trẻ mắc bệnh sởi nguyên nhân chủ yếu là thiếu kháng thể chống lại virut sởi. Khi trẻ mới sinh ra cho đến tháng thứ 8 - 9, trẻ được mẹ truyền kháng thể chống sởi, nhưng sau đó, lượng kháng thể chống sởi do mẹ truyền sẽ giảm xuống nhanh chóng, nếu gặp virut sởi, trẻ sẽ bị bệnh. Đó là các trẻ được mẹ truyền kháng thể chống sởi đủ mạnh, ngược lại, nếu người mẹ có ít kháng thể chống sởi hoặc mẹ không có kháng thể chống sởi thì trẻ sinh ra sẽ không có kháng thể chống sởi do mẹ truyền. Những người mẹ nào lúc còn trẻ chưa mắc bệnh sởi bao giờ hoặc chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi sẽ không có kháng thể để truyền cho con.

Một lý do rất quan trọng đối với trẻ lớn hơn 9 tháng tuổi mắc bệnh sởi có thể trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng sởi hoặc chưa tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành y tế hoặc do chống chỉ định tạm thời. Người lớn nếu chưa có miễn dịch chống sởi rất có thể bị bệnh sởi.

Cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch để không bị mắc sởi .

Cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch để không bị mắc sởi .

Đường lây truyền bệnh sởi

Trẻ chưa có kháng thể chống sởi sẽ dễ dàng bị lây nhiễm virut sởi khi hít phải các hạt nước bọt này. Trẻ cũng có thể nhiễm virut sởi nếu như để tay tiếp xúc với sàn nhà, đồ chơi, khăn mặt, quần áo… có virut sởi, từ đó đưa tay lên miệng hoặc mũi làm lây nhiễm virut. Những trẻ mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh cho trẻ khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện. Bệnh dễ lây lan thành dịch ở những khu vực đông người như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu đông dân cư…

Triệu chứng

Khoảng 10 - 12 ngày sau khi tiếp xúc với virut sởi, trẻ bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên. Bệnh khởi phát là sốt đột ngột trên 380C, mắt ướt, nhiều gỉ làm cho mắt bị kèm nhèm, kèm theo viêm đường hô hấp trên (chảy mũi nước, ho) và có thể bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy). Khi bệnh toàn phát, sốt rất cao, có khi thân nhiệt lên tới 39 - 400C, thể trạng li bì, mệt mỏi nhiều, sau đó ban sởi xuất hiện đầu tiên ở vùng da sau tai rồi lan ra mặt, mắt, cổ, thân mình và tứ chi trong vòng từ 1 - 2 ngày. Khi hết sốt, ban sởi bắt đầu mất dần (sởi bay) và sau khi sởi bay có để lại các nốt thâm trên da trong một thời gian làm cho da bị loang lổ trông giống da hổ. Các ban của sởi mất dần theo tuần tự, tức là nơi nào xuất hiện trước thì ban bay trước (sau tai, mặt), nơi nào ban xuất hiện sau sẽ bay sau.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Ngay sau khi mắc sởi, sức đề kháng của trẻ giảm một cách đáng kể, vì vậy, trẻ rất dễ bị biến chứng bởi sự tấn công của vi khuẩn do bội nhiễm hoặc virut khác không phải virut sởi. Biến chứng hay gặp nhất là gây tiêu chảy, viêm thanh quản, viêm phế quản, đặc biệt là viêm phổi từ mức độ nhẹ đến nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời, nhất là khi trẻ dưới 1 tuổi. Nguy hiểm nhất là một số bệnh nhi bị sởi có thể bị biến chứng viêm não - màng não.

Ngoài ra, bệnh sởi cũng có thể gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm răng lợi (đặc biệt là gây nên bệnh cam tẩu mã), viêm loét giác mạc mắt.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc sởi có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non.

Nguyên tắc điều trị

Khi trẻ nghi bị sởi, cần có chẩn đoán xác định của cơ sở y tế (bệnh viện) để được điều trị và cách ly kịp thời. Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nguyên tắc phòng bệnh

Tại gia đình có trẻ bị sởi, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành. Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp học hoặc các lớp học khác ở trong trường. Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ bệnh sởi và người nghi bị sởi (nếu trẻ lớn cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế mầm bệnh lây sang người khác).

Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ trong diện được tiêm chủng đến Trung tâm y tế hoặc Trạm y tế xã, phường để được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi (tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng). Cần lưu ý các trẻ chưa được tiêm vắc-xin sởi do bỏ sót hoặc lần tiêm trước cháu thuộc diện chống chỉ định tạm thời (ví dụ đang mắc một bệnh nhiễm trùng khác như viêm VA, viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản…), sau khi khỏi bệnh, trẻ cần được tiêm vắc-xin sởi như các trẻ khác.

Các nhà trẻ, cơ sở nuôi dạy trẻ (đặc biệt cơ sở đã có trẻ bị sởi) hàng ngày cần đảm bảo tắm, rửa (bằng nước ấm), sạch sẽ cho trẻ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Cần vệ sinh sàn nhà, dụng cụ đồ chơi bằng cách lau chùi bằng xà phòng hoặc thuốc sát khuẩn (do cán bộ y tế xã, phường hướng dẫn về tỷ lệ pha dung dịch sát khuẩn để lau sàn nhà, dụng cụ đồ chơi của trẻ).

Năm 2018, ca bệnh sởi xuất hiện rải rác ở một số địa phương. PGS.TS. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân tích: Hiện số ca mắc sởi ghi nhận khoảng 90 ca, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái (trong năm 2017, cả nước chỉ ghi nhận 141 trường hợp mắc sởi, chủ yếu tại miền Bắc). Bệnh sởi có thể gia tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt với trẻ dưới 9 tháng tuổi.

BS. Việt Anh

Điều trị viêm hang vị sung huyết

Nguyễn Vĩnh Tiến (Cao Bằng) Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu...